Blog

Dân tộc Ê đê – Cùng tìm hiểu nét văn hóa của người Ê đê ở Đắc lắc

Khám phá nét văn hóa Dân tộc Ê đê – Cùng tìm hiểu nét văn hóa của người Ê đê ở Đắc lắc
10059

Dân tộc Ê đê ở Tây Nguyên nói chung, hay người Ê đê ở Đắk Lắc nói riêng có đời sống vật chất và tinh thần rất đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của người Ê đê đã tạo nên những nét đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên.

Tây nguyên, một dải trường sơn xanh thắm với những cánh rừng đại ngàn. Nơi cư trú của hơn 20 tộc người da nâu mắt sáng, vóc dáng  hiền hòa. Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên đại ngàn đầy nắng và gió.Nơi có những bản trường ca, sử thi,  truyền thuyết về đồng bào dân tộc. Đăk Lăk cái nôi của văn hóa Tây Nguyên nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa dân gian truyền thống, những phong tục tập quán lễ hội. Có một nhà văn đã nói rằng hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng và văn hóa làng. Còn người Tây Nguyên là một bộ phận của gia đình và buôn làng. Điều đó không chỉ được thể hiện bởi cuộc sống sinh hoạt của họ luôn gắn với cộng đồng mà còn thấy rõ qua kết cấu ngôi nhà mà họ sinh sống.

Dân tộc Ê đê – Cùng tìm hiểu nét văn hóa của người Ê đê ở Đắc lắc
Dân tộc Ê đê – Cùng tìm hiểu nét văn hóa của người Ê đê ở Đắc lắc

Nhà dài của người Ê Đê

Nếu như người Ba Na tự hào với những ngôi nhà rộng chọc trời thì người Ê Đê tại Đắk Lắk lại được biết đến với những chiếc nhà dài truyền thống. Từ bao đời nay, nơi đây đã đi vào truyền thuyết sử thi cũng như các câu chuyện cổ như là một phần của lịch sử, của văn hóa Tây Nguyên . Nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thể chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người ta Ê đê qua năm tháng.

Nhà dài của đồng bào Ê đê là một công trình văn hóa độc đáo, đó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng đồng, thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.  Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn làm, làm bằng tre nữa và bằng gỗ mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh.  Nhà dài Ê đê do một phụ nữ làm chủ phản ánh sự tồn tại của chế độ mẫu hệ.  Nhà dài của người dân tộc Ê đê có thể dài đến 100m bởi mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất nhà lại được nối dài thêm, đó là nơi cư trú của đại gia đình cho hàng chục người và thể hiện danh tiếng địa vị của gia đình đó trong cộng đồng . Điều thú vị là nếu bạn muốn biết gia đình nào có bao nhiêu con gái hãy nhìn vào cửa sổ. Nhà nào có bao nhiêu cửa sổ thì có bầy nhiêu con gái.  Cửa sổ nào đóng kín nghĩa là cô gái ấy chưa bắt chồng.  Còn cửa sổ nào mở rộng có nghĩa là cô gái ấy đã bắt chồng.

Đặc biệt là dài người Ê đê bao giờ cũng có hai cầu thang đực và cái.  Thang đực để dành cho những thành viên nam trong gia đình, thang cái dành cho những thành viên nữ và khách.  Bậc cầu thang từ đất liền đến sàn nhà luôn mang số lẻ.  Người Ê đê tin rằng số chẵn là số của ma quỷ, số lẻ mới là số của con người.  Trên cầu thang luôn được khắc đôi bầu vú mẹ tượng trưng cho chế độ mẫu hệ,  nó cũng là lời giáo dục dù ai đi đâu về leo lên sàn nhà, cũng phải nhớ tới người mẹ thân sinh ra mình.

Nhà Dài người dân tộc Ê đê ở Đăk Lăk

Ngay trước cửa nhà dài, người Ê đê có thêm chiếc nồi thể hiện mong ước no đủ đến với gia chủ . Bước qua sân trước chúng ta sẽ vào không gian quan trọng nhất của ngôi nhà. Đây là nơi dùng để tiếp khách và sinh hoạt chung của đại gia đình.  Nhà càng sang thì ngăn khách càng to và hoành tráng.  Tại đây chúng ta có thể chiêm ngưỡng những đồ vật quý giá và tình thương của người Ê đê.  Như câu nêu, chén rượu, trống chiêng…

Người dân tộc Ê đê thường sử dụng kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt để tạo sự chắc chắn cho mỗi nhà, trên đó có chạm trổ rất nhiều hoa văn hình mặt trăng, ngôi sao, ngà voi hay các động vật như rùa voi thằn lằn thể hiện tín ngưỡng đa thần sâu sắc. Nó cũng chứng tỏ trí tưởng tượng phong phú và sự gắn kết giữa con người Tây Nguyên với thiên nhiên. Phần tiếp  sau của nhà dài là không gian riêng cho các đôi vợ chồng nơi này được chia làm nhiều buồng nhỏ mà theo thứ tự thì  từ buồng thứ nhất cửa sau vào là của bà chủ nhà.

Cây nêu

Cây nêu của người Ê đê thường được dùng để buộc trái rượu và là mọt thành viên không thể thiếu trong những ngày diễn ra lễ hội.  Không chỉ có vậy cây nêu còn thể hiện những bước thăng trầm của cả một bộ tộc qua những họa tiết thể hiện trên cây nêu ta có thể thấy được sự ra đời và phát triển của cả tộc người. Truyền thuyết kể rằng, tổ tiên của người Ê đê là ở vùng biển nên trong tâm thức hay văn hóa sinh hoạt của người Êđê cũng có ảnh hưởng ít nhiều. Điều này không chỉ thể hiện qua hình dáng của ngôi nhà dài, mà còn hiện hữu ở ngay chiếc ghế Kpan.

Ghế Kpan

Chiếc ghế Kpan mô phỏng hình dáng của chiếc thuyền và được đẽo từ một thân cây gỗ quý. Chân và mặt ghế liền nhau, hơi con ở hai đầu. Thông thường ghế Kpan dài hơn chục mét.  Ghế Kpan chỉ dùng vào việc tiếp khách quý hoặc để các nghệ nhân nổi đánh chiêng trống trong những lễ hội cúng mừng của gia đình hay cộng đồng. Ghế Kpan là tài sản quý của những gia đình giàu và có vị thế của người Ê đê.

Cồng chiêng dân tộc Ê đê

Cồng chiêng

Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của các thế hệ người Ê đê.  Tước đây gia đình nào ở Tây Nguyên cũng có cồng chiêng. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của cá nhân, gia đình, dòng họ và buôn làng.  Cồng Chiêng là những tài sản quý giá của ông bà tổ tiên để lại, có những bộ cồng chiêng quý phải đổi vài chục con trâu, mấy con voi mới có được. Bởi vậy Chiêng là tài sản quý hiếm được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân tộc Ê đê.

Họ tin rằng mỗi khi vang lên âm thanh của Cồng Chiêng có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng trống. Khi lớn lên dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Và để có lời với tổ tiên thì cũng có tiếng chiêng, tiếng cồng. Cồng chiêng không được sử dụng một cách bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và buôn làng cho những dịp tiếp khách quý.  theo quan niệm tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì tiếng chiêng cũng có hồn. Do đó con người phải tôn trọng quý mến thờ cúng thần chiêu, thì thần chiêng  mới cho âm thanh hay trong trẻo và giúp cho con người giày sang, khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.

Ngoài cồng chiêng, người Ê đê còn có một loại nhạc cụ khác đó là chiếc khèn.Được chế tạo từ quả bầu khô và 6 chiếc ống nữa. Khèn dành nam giới sử dụng trong dịp lễ tế, lễ hội của buôn làng, trong những dịp đón khách quý. Ngày thường thanh niên Ê đê cũng rất ưa chuộng tiếng đàn. Họ hay thổi với nhau khi lên nương, đi rẫy, hoặc đệm trong các bài hát truyền thống.

Trong hệ thống các nhạc cụ của người dân tộc Ê đê, thì bộ chiêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Trong tiềm thức của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì Giàng là một vị thần rất linh thiêng cao quý, luôn phù hộ, che trở , bảo vệ cho dân làng. Vì thế đồng bào tuyệt đối tin tưởng và thường xuyên cúng tế. Những vật dụng sử dụng cho việc cúng tế Giàng cũng rất phong phú.

Người Ê đê ở Đắk Lắc có đời sống vật chất và tinh thần rất đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của người Ê đê đã tạo nên những nét đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên, tạo nên nét khác biệt trong văn hóa so với các vùng văn hóa khác. Những nét văn hóa phong phú và đa dạng của người dân tộc Ê đê đã thực sự đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam những tri thức văn hóa lịch sử quý giá.

3 ( 3 bình chọn )

Cộng Đồng Đánh Giá

https://congdongdanhgia.com
Cộng Đồng Đánh Giá toàn diện các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm.. Cam kết trung thực khách quan. Đặt lợi ích người đọc lên trên hết

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan