Blog

Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam

5016

Ngay từ buổi đầu dựng nước, con người Việt Nam đã phải đấu tranh với các hiện tượng thiên nhiên đầy bí hiểm và khắc nghiệt để duy trì sự sống và vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. Giông bão, lụt lội, thú giữ, bệnh tật và bao biến thiên của trời đất thường xuyên đe dọa cuộc sống của con người. Trong cuộc sống hàng ngày con người cần thiết phải tìm điểm tựa ở những thế lực siêu nhân vô hình, Con người thời cổ cho rằng các hiện tượng thiên nhiên chính là sự hiện diện của các đấng thần linh đầy quyền uy. Từ đó tục thờ cúng ra đời như thờ thần mặt trời, thờ thần sông núi, biển cả, thờ thành hoàng, thờ các vị anh hùng có công với nước, thờ cúng tổ tiên,vv. Khi kinh tế trồng trọt và chăn nuôi phát triển, để ghi nhớ những biến động của thiên nhiên. Theo thời vụ cấy trồng, những ngày lễ hội mùa ra đời. Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu và tục thờ thần lúa cũng xuất hiện. Như vậy tín ngưỡng của Việt Nam thời cổ là tín ngưỡng đa thần. Thần trong văn hóa Việt không cao xa như triết lí các tôn giáo khác mà thần cùa người Việt gần với con người và sống bên cạnh con người.

Trải qua sự phát triển của lịch sử, nhiều tôn giáo khác đã được du nhập vào Việt Nam đó là: Phật giáo, Nho giáo, Thiên- chúa giáo, vv. Nhưng người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ tôn giáo, tín ngưỡng địa phương đã hoà hợp với nhau, bổ sung cho nhau. Trong từng cá nhân hay các gia đình đều thờ tổ tiên, thành hoàng, cả Phật và các Khổng tử. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn, thể hiện sự hoà nhập tôn giáo của người Việt Nam xưa và nay.

Phật giáo

Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI – V trước công nguyên ở Ấn Độ. Phật giáo có hai tông phái chính là Đại Thừa và Tiểu Thừa, tông phái Đại thừa được truyền qua Trung Quốc rồi vào Việt Nam, còn tông phái Tiểu thừa được truyền qua Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia vào Việt Nam. Các tỉnh phía Bắc phần lớn chịu ảnh hưởng của phái Đại thừa, các tỉnh phía Nam chịu ảnh hưởng của phái Tiểu thừa. Tuy cùng một triết lí Phật giáo nhưng tông phái Đại thừa và Tiểu thừa có những nét khác nhau. Đại thừa tượng trưng cho cỗ xe lớn, người tu hành không chỉ tự cứu mình mà còn cứu vớt chúng sinh. Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ, người tu hành chỉ tự cứu vớt lấy mình. Do vậy về cấu chúc chùa chiền, bày biện ban thờ và tục cúng lễ có nhiều nét khác nhau. Đại thừa có xu hướng siêu nhân hoá sâu sắc hơn Tiểu thừa. Ngoài thờ Phật Thích Ca, Đại thừa còn thờ cả các chư Phật và chư vị Bồ tát. Trên ban thờ của phái Đại thừa thường có 4 lớp tượng. Lớp ở trên cùng là tượng tam thể gồm ba pho giống nhau tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Lớp hai gồm: tượng A Di Đà ở giữa, hai bên gồm tượng bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Lớp thứ ba gồm tượng Thế tôn gồm: Tượng Thích Ca ở giữa hai bên là tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát. Lớp thứ tư là tượng Cửu Long hay còn gọi là Thích Ca sơ sinh, hai bên là tượng Vua Đế Thích và Đại phạm Thiên Vương.

Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam - Đạo phật
Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam – Đạo phật

Bốn lớp tượng này ở một vài chùa có sự thay đổi vị trí của các vị bồ tát hoặc thay tượng- Cửu Long bằng tượng Tuyết Sơn (Thích Ca tu khổ hạnh ở núi Tuyết sơn). tông phái Tiểu thừa ít thoát tục hơn và chỉ thờ duy nhất một đức Phật Thích Ca.

Triết lý Phật giáo đề cao điều thiện, tình thương, lẽ phải và sự công bằng. Phật giáo khuyên con người nên tu thân tích đức, chịu hy sinh, không ham uống rượu, không ham của ngon, không ham sắc dục, không ham công danh, không ham tiền bạc (ngũ giới).

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khoảng những năm đầu thế kỉ. Đến đời Lý (thế kỉ XI) phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống, nhiều chùa, tháp được xây dựng. Năm 1031 triều Lý cho xây dựng 950 ngôi chùa. Năm 1129 khánh thành 84.000 bảo tháp (bằng đất nung), ở thời kì này, phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, các nhà sư được trọng đãi, Nhiều nhà sư có học vấn cao đã tích cực tham gia vào hoạt động chính trị và giữ nhiều trọng trách trong triều đinh. Phật giáo vào Việt Nam đã phải hoà nhập với tín ngưỡng dân gian. Trong chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ các thần thiên nhiên như: Thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp (Tứ pháp: pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện) và thờ cả nữ thần nông nghiệp điển hình chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Đậu (Hà tây). Đây cũng là nét đặc trưng của Phật .giáo Việt Nam.

Cuối thế kỉ XIV trở đi, vai trò ảnh hưởng của Phật giáo phần nào hạn chế, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, các nhà sư không tham gia triều chính, thay vào đó là các nhà Nho. Tuy vậy chùa vẫn được phát triển mạnh mẽ, ở kinh đô Huế chùa tháp được tu sửa tráng lệ. Chùa Thiên Mụ được trùng tu nhiều lần. Những quy định khắt khe của triều đình về xây chùa, tô tượng, đúc chuông, làm sư w. chỉ có tác dụng tạm thời, trong phạm vi hẹp, nhân dân vẫn hướng về Phật tổ, vẫn lễ bái đều đặn và đóng góp tài lực cho nhà chùa.

Trong bối cảnh của lịch sử, Phật giáo Việt Nam còn phối hợp với đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong chùa cổ thờ cả Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc Đẩu là những vị thần của đạo giáo và có bàn thờ Mẫu (bà chúa thượng ngàn, bà mẫu thoải) là tín ngưỡng phổ biến của Việt Nam.

Hiện nay Phật giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất so với các tôn giáo khác. Số lượng tín đồ theo đạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật khoảng 70% số dân trong cả nước.

Nho giáo

Nho giáo do Khổng Tử tức Khổng Khâu người Trung Quốc ở thế kỉ VI – V trước công nguyên sáng lập. Nội dung chính của nho giáo là tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ. Nho giáo đề cao lòng ái quốc trung quân, coi nhà vua là thiên tử (con trời), là đấng quyền uy tối thượng. Nhà vua bắt ai chết người đố phải chết, đều là ý trời. Nho giáo đề ra thuyết tam cương, ngũ thường (Tam cương: quan hệ vua – tôi; quan hệ vợ – chồng; quan hệ cha – con; ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Nho giáo đề cao trí tuệ nhưng lại coi khinh người lao động, cày cuốc là công việc của kẻ tiểu nhân. Kẻ sĩ quân tử thanh cao hơn, họ đọc sách và dạy người.

Tư tưởng ấy khuyến khích người ta rời bỏ lao động khi có địa vị nhỏ trong xã hội.

Theo quan niệm của Nho giáo, người phụ nữ bị ràng buộc trong đạo tam tòng tứ đức (Tầm tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh). Nho giáo lấy quan hệ vua tôi làm khuôn mẫu cho các mối quan hệ xã hội. Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực trong việc răn dạy về đạo đức cho con người, nhưng Nho giáo bị giai cấp thống trị triệt để lợi dụng những mặt có lợi cho mình để phục vụ cho tham vọng trị quốc bình thiên hạ. Nho giáo được các triều đại phong kiến Trung Quốc tôn lên thành quốc giáo. Nho giáo được du nhập vào nhiều nước trong khu vực châu Á.

Nho giáo được truyền vào Việt Nam khá sớm, nhưng đến thế kỉ thứ II mới được phổ biến rộng rãi. Trong những năm Bắc thuộc, những sách lý thuyết về Nho giáo như Luận ngữ, Kinh xuân thu được giảng dạy trong một số trường học cho con em quan lại người Hán và người Việt. Tuy vậy những trường Nho học như trên chưa nhiều và được mở ra để đào tạo những quan lại thống trị. Số người Việt Nam được học hành đỗ đạt còn rất ít. Các thuyết lý về xã hội Nho giáo cũng chưa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Đến thời Lý (thế kỉ XI – XII) và đầu thời Trần (thế kỉ XIII), Nho giáo được phát triển cùng Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1070, Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập để đào tạo Nho sĩ và quan lại. Từ cuối thời nhà Trần (XIV) Nho giáo phát triển mạnh hơn và bắt đầu lấn át dần Phật giáo.

Khi chế độ phong kiến phát triển, Phật giáo và Đạo giáo không đảm nhận được vai trò sắp xếp trật tự xã hội. Chế độ giáo dục và chế độ khoa cử do Nho giáo đặt ra đã đào tạo một hàng ngũ quan lại trung thành với chế độ phong kiến. Về mặt này, rõ ràng Nho giáo có tác dụng mạnh mẽ hơn Phật giáo. Phật giáo hướng con người sang thế giới bên kia còn Nho giáo thì trói buộc con người vào trật tự xã hội đương thời. Do vậy, chỉ có Nho giáo với cả một hệ thống tư tưởng tuyên truyền, cổ vũ, tôn thờ nhà vua mới có tác dụng tích cực bảo vệ chế độ phong kiến và tôn ti trật tự của nó. Vì thế, các vua chúa dần dần quan tâm đến Nho giáo hơn.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ XV), nhà Lê ra đời (Hậu Lê). Để xây dựng được nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, triều đình nhà Lê lấy Nho giáo làm khuôn mẫu cho việc xây dựng các thiết chế chính trị, xã hội để điều hành công việc đất nước. Các nho sĩ được trọng dụng. Nhà Lê mở mang giáo dục, quy định chế độ thi cử và xây dựng một chế độ đào tạo nho sĩ, quan lại khá chính quy. Cứ ba năm mở một kì thi. Thi hương ở địa phương, thi hội ở kinh thành. Những người đỗ đạt trong các kì thi hương gọi là cử nhân, thi hội gọi là tiến sĩ. Sau này triều đình còn tổ chức kì thi đình để tuyển chọn trạng nguyên. Ngoài ra còn có các kì thi dành riêng cho việc kiểm tra học vấn của các quan lại và các kì thi chọn lựa nhân viên hành chính. Nhiều văn sĩ và học giả lỗi lạc đã xuất hiện như Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

Đến thế kỉ XVII – XVIII, nhà Lê suy vong, chúa Trịnh lộng hành, nội chiến liên miên. Vua chúa quan lại sâu mọt, lòng dân oán hờn. Nho giáo cũng suy vị. Trong dân gian xuất hiện nhiều ca dao tục ngữ bài bác các thói hư tật xấu, bảo thủ, sáo rỗng của các nhà nho.

Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn chuyên quyền và bất lực, đất nước bị người Pháp đô hộ. Chữ Quốc ngữ ra đời. Nho giáo dần dần lu mờ trong đời sống chính trị. Nó chỉ là bài giảng trong nhà trường, nhưng những giáo lý về đạo đức của Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Nho giáo đối với Việt Nam ngày nay, tuy còn có nhiều ảnh hưởng có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực nhưng với quan điểm tư duy mới, những mặt tích cực của Nho giáo được nhân dân Việt Nam phát huy một cách sáng tạo.

Đạo giáo

Đạo giáo do Lão tử tức Lý Đam, người sống cùng thời với Khổng Tử lập ra ở Trung Quốc từ thời Chiến Quốc. Đạo giáo được Trang Chu tức Trang Tử phát triển theo chủ nghĩa yếm thế, thoát tục. Trái với Nho giáo, Đạo giáo khuyên con người không nên hành động (thuyết vô vi). Dần dần đạo biến thành đạo phù thuỷ đạo thần tiên, thích việc cúng lễ quỷ thần. Đạo giáo cũng tồn tại dai dẳng trong lịch sử nước ta nhưng ít được phổ biến. Thời kì Lý – Trần Đạo giáo cũng khá phát triển cùng với Phật giáo, Nho giáo nên còn gọi là thời kì Tam giáo đồng tôn.

Thiên chúa giáo

Từ thế kỉ XVI, Việt Nam và các nước châu Á nằm trong khu vực thăm dò và tìm kiếm tài nguyên của các thương nhân phương tây. Đi theo các thuyền buôn là các giáo sĩ đi truyền đạo. Từ đó ở Việt Nam xuất hiện thêm một loại hình tôn giáo mới là Thiên chúa giáo.

Thiên chúa giáo xuất hiện ở tất các châu lục. Theo giáo lý nhà thờ thì Thiên chúa giáp do Giê – su lập ra ở La Mã từ đầu công nguyên. Nó nhanh chóng được phổ biến ở đế quốc La Mã. Lúc đầu là Ki tô giáo (hay Cơ đốc giáo), đến thế kỉ VI mới tách thành hai giáo phái chính là Thiên chúa giáo và Chính giáo. Đến thế kỉ XVI, xuất hiện thêm một giáo phái thứ ba là đạo Tin lành. Đạo Tin lành phản ánh ý thức hệ tư tưởng tự do dân chủ tư sản, đề cao vai trò cá nhân.

Thiên chúa giáo đề cao lòng nhân đạo và tình thương vô hạn của Đức chúa Giê su đối với con người (vì yêu thương con người mà chúa phải đống đinh trên cây thánh giá). Thiên chúa giáo có hệ thống giáo lý, lễ nghi và tín ngưỡng phức tạp? nhằm tác động mạnh mẽ vào tâm lý của các tín đồ, khiến họ tin tưởng tuyệt đối ở sự kì diệu của chúa mà sống nhẫn nhục trên trần thế để đạt được vĩnh hằng trên thiên đàng.

Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XV – XVI, nhưng đến thế kỉ XVII việc truyền đạo mới thực sự cổ kết quả. Ngoài việc truyền đạo, các giáo sĩ phương tây đã bị thực dân lợi dụng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp giữ vai trò “dẫn đường” cho đội quân xâm lược vào Việt Nam.

Trong những năm đầu du nhập vào Việt, Nam, Thiên chúa giáo bị chính quyền phong kiến cấm đoán ngặt nghèo. Sau khi Pháp đặt được bộ máy thống trị trong cả nước, Thiên chúa giáo mới bước sang giai đoạn mới, phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Ở Việt Nam hiện nay những nơi tập trung nhiều tín đồ đạo thiên chúa là vùng Bùi Chu, Phát Diệm thuộc tỉnh Ninh Bình và vùng Hố Nai, Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai. Trong nước số người theo đạo Thiên chúa chiếm khoảng gần 10% tổng dân số.

Sau sự du nhập của Thiên chúa giáo, đạo Tin lành cũng được truyền vào Việt Nam nhưng ít được phổ biến. Hiện nay, các tín đồ của đạo Tin lành tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Thủ đô Hà Nội cũng cổ nhà thờ đạo Tin lành tại phố chợ Hàng Da.

Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài được thành lập tháng 10-1926, người sáng lập là Lê Văn Chiêu cùng một nhóm thành viên (28 người). Những người sáng lập đạo Cao Đài gọi tôn giáo của họ “Đại Đạo”, tập hợp các đạo giáo lại thành một đạo duy nhất. Trung tâm đạo ở vùng Tây Ninh, phát triển chủ yếu ở Nam Bộ sau cũng cổ phát triển ra miền Bắc như Thánh Thất Cao Đài ở 48 Hoà Mã. Hà Nội.

Đạo Cao Đài chủ trương “Tam giáo quy nguyên”, “Ngủ chi hợp nhất”. Tư tưởng đó được thể hiện trên bàn thờ của các thánh thất Cao Đài Chỗ cao nhất thờ thiên nhãn (con mắt) tượng trưng cho đấng tối cao nhìn thấu suốt thế gian, phía sau con mắt là ngọn đèn Thái cực đăng luôn luôn sáng. Dưới con mắt một bên có thanh kiếm (cắt dây trần tục), một bên có phất trần (quét sạch bụi). Phía dưới cùng là: Lão Tử, Thích Ca, Khổng Tử (Tam giáo quy nguyên). Theo hàng dọc từ trên xuống: Phật đạo, Tiên đạo, Thánh đạo, Thần đạo, Nhân đạo (ngũ chi hợp nhất).

Hệ thống tổ chức của đạo Cao Đài khá lớn, gồm nhiều bộ phận vừa mang tính chất tôn giáo vừa như một bộ phận nhà nước (có lập pháp, hành pháp, lực lượng vũ trang).

Đạo Cao Đài không có giáo lý riêng, vay mượn những giáo lý của Nho giáo, Phật giáo, Đạơ giáo và cả Thiên chúa giáo. Thực ra đây là một tổ chức mang mầu sắc chính trị hơn là tôn giáo. Những kẻ cơ hội lợi dụng lòng tin của quần chúng và lợi dụng tôn giáo để tập hợp lực lượng mưu đồ lợi ích cá nhân. Qua quá trình hình thành và phát triển, đạo Cao Đài có những diễn biến phức tạp về tính chất chính trị, một số hệ phái có lúc đã bị một số người lãnh đạo cố tình chuyển thành những tổ chức chính trị phản động. Đại bộ phận quần chúng tín đồ chức sắc đạo Cao Đài có tinh thần yêu nước, có đóng góp tích cực cho hai cuộc kháng chiến góp phần cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng trên 2 triệu tín đồ.

Đạo Hoà Hảo

Đạo Hoà Hảo là một tôn giáo lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ra đời năm 1939, tại làng Hoà Hảo, huyện Chợ Mới, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Người sáng lập là Huỳnh Phú Sổ. Theo sách của đạo thì Huỳnh Phú Sổ nguyên là người có tính trầm tư, có khiếu làm văn vần, hay ốm đau, trình độ học vấn học hết sơ học Pháp – Việt.

Do bị ốm đau lâu ngày, Huỳnh Phú Sổ lên núi Cấm tìm thầy chữa bệnh. Năm 1937, khỏi bệnh về quê, ông nói với mọi người là gặp được tiên, Phật và được tiên, Phật chữa bệnh, dạy cho nhiều bài thuốc. Hơn nữa được Phật giao cho ông sứ mệnh cứu nhân độ thế. Lúc này, vùng Chợ Mới quê ông luôn có lụt lội, mất mùa, dân thiếu đói, ốm đau. Huỳnh Phú Sổ dùng thuốc Nam chữa bệnh, đồng thời soạn kinh sấm giảng và bắt đầu truyền đạo. Trong một số bài kinh ông có bài xích quan lại tham tàn, chống bóc lột nên quần chúng đến nhập môn khá đông.

Giáo lý của đạo Hoà Hảo chủ yếu dựa vào giáo lý của đạo Phật, khuyên mọi người ăn ở hiền lành. Ban thờ không thờ tượng mà chỉ thờ mành vải đỏ, cúng Phật bằng nước lọc, hương, hoa.

Đạo Hoà Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội, mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo, việc đời, không có nơi thờ công cộng. Trung tâm của đạo ở làng Hoà Hảo gọi là Tổ Đình cũng chỉ mang tính chất gia tộc. Đạo Hoà Hảo phát triển mạnh ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, w. Trước sự phát triển đó, cả Pháp, Nhật đều muốn lợi dụng để phục vụ ý đồ chính trị, chúng cho thành lập lực lượng vũ trang riêng.

Tháng 4-1947, Huỳnh Phú Sổ qua đời, bọn phản động đã kích động những tín đồ chống lại cách mạng. Những tín đồ sau này phần lớn là những tay anh chị ở miền Tây Nam Bộ. Những tín đồ yêu nước đã theo sư thúc Huỳnh Thúc Trí (bạn kết nghĩa của Huỳnh Phú Sổ), hăng hái tham gia vào công cuộc giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Tín đồ Hoà Hảo hiện nay có khoảng gần hai triệu người, tập trung chủ yếu vùng Tây Nam Bộ.

1 ( 1 bình chọn )

Cộng Đồng Đánh Giá

https://congdongdanhgia.com
Cộng Đồng Đánh Giá toàn diện các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm.. Cam kết trung thực khách quan. Đặt lợi ích người đọc lên trên hết

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan