Múa rối thì nhiều dân tộc trên thế giới có, còn múa rối nước, chỉ duy nhất Việt Nam có. Đây là một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010 – 1225). Ngày nay ở làng Đọi, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam còn lưu giữ được tấm bia đá, khắc ghi tả buổi biểu diễn múa rối nước mừng thọ vua Lý Nhân Tông (1121) nhằm ngày 3, tuần trăng thứ 8 như sau: “Dòng sông gợn sóng. Một con rùa vàng mang trên mình ba hang đá. Nó bơi thư thả trên mặt nước ròi phun nước như mưa. Trong tiếng nhạc êm đềm những cảnh cửa của hang động mở ra. Thế là các nàng tiên xuất hiện, múa diệu “Hồi Phong” họ giơ những cánh tay mềm mại, nhíu cặp mày dài duyên dáng, nhịp với lời ca. Những con chim lạ bay đến, đậu từng đàn rồi thử tài nhảy nhót. Những chú hươu non tung tăng, vv. Rùa vàng nhìn về phía nhà vua cúi đầu kính bái. Những bác tiều phu giương cung bắn thú vv…”.
Tại hồ Long Tri (Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây) cũng có văn hoa khắc ghi: “… giữa dòng nước lung linh, một con rùa vàng lớn nổi lên đội ba hòn núi…”.
Như vậy rõ ràng sân khấu của múa rối nước phải ở nơi hồ nước. Vùng đồng bằng Bắc Bộ nhiều ao hồ. Mỗi làng quê, nơi đình làng thường có hồ nước làm cảnh, mặt nước hồ là sân khấu, xung quanh bờ hồ là nơi khán giả gồm già trẻ, trai gái, trẻ em trong làng ngồi quây quần xem diễn trò vào những ngày hội hè, tết lề… Những phường rối nước đầu tiên xuất hiện ở các tỉnh, hai bên bờ sông Hồng. Tỉnh Thái Bình xưa kia có 7 phường múa rối nước, sau này nổi tiếng nhất là phường múa rối nước làng Nguyễn (tức làng Nguyên Xá thuộc huyện Đông Hưng, Thái Bình ngày nay), các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, w. đều có những phường múa rối nước.
Phường rối nước
Phường rối nước thường là một tổ chức hoạt động nghệ thuật nghiệp dư, vừa là một tổ chức tương tế. Diễn viên chính là những nông dân trong làng tự – nguyện góp thóc gây quỹ để chi dùng vào việc xây dựng tiết mục rối, đi biểu diễn và giúp đỡ lẫn nhau khi một ai đó trong phường ốm đau hoặc gặp khó khăn. Hằng năm, các phường rối nước làm lễ tế tổ và nhận thêm người mới. Ai được nhận vào phường thì mang cơi trầu, chai rượu đến lễ tổ, trình phường và đặc biệt là phải thề giữ bí mật nhà nghề, nếu để lộ thì phải chịu hình phạt nặng. Lệ không nhận, phụ nữ vào phường, phòng khi đi lấy chồng xa mang theo những bí truyền múa rối nước của làng đem cho người khác đương nhiên đó là chuyện cũ, nay đã xoá bỏ.
Phường rối nước ngày xưa có khoảng 80 người, nhưng chỉ độ 20 người thực sự hoạt động nghệ thuật do một ông trùm đứng đầu điều hành mọi việc, kể cả việc giữ gìn con rối và các tài sản chung. Có một số nghệ nhân chuyên điều khiển con rối, số người khác tạo hình con rối, có người sáng tác lời ca, lời giáo đầu, một ”số người làm nhạc công. Âm nhạc cho múa rối nước thì bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la… chiếm phần quan trọng.
Con rối nước
Con rối được tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ lớp sơn ta, ngâm nước không thấm. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Nhân vật tiêu biểu nhất của rối nước là chú Tễu, có thân hình tròn trĩnh, nụ cười hốm hỉnh, lạc quan. Mỗi con rối một vẻ, thể hiện một tính cách. Nghệ nhân rối nước khi biểu diễn phải ngâm mình dưới nước trong buồng trò (ngăn cách với khán giả bằng bức mành tre). Họ điều khiển con rối bằng “Máy sào” và Máy dây”. Những tiết mục rối cổ truyền gồm nhiều trò lý thú như “múa Tễu”, ”chọi trâu”, “chăn vịt”, “đánh cáo”, kéo cờ”, “đánh du”, “sư tit hí cầu”, “Đường tăng thỉnh kinh”, “Thị Màu lên chùa”, “Đinh Bộ Lĩnh”, vv… Ngày nay bên cạnh nhưng tiết mục cổ truyền, lại có thêm nhiều tiết mục rối nước thể hiện nội dung cuộc Sống hiện đại. Người đến xem múa rối nước, trong lúc chờ đợi mở màn đã nhìn thấy một sân khấu vừa trang nghiêm vừa mới lạ: trên mặt nước lung linh, một nhà thuỷ đình tám mái cong vút, được trang trí bằng những bức rèm màu sắc rực rỡ với nhiều hình thêu hoa lá, phượng rông khá công phu. Trước lúc mở nàn, một tràng pháo giòn giã liên hồi hoà vào tiếng mõ, tiếng thanh la, tiếng tróng như thúc giục lòng người, khiến tất cả khán giả náo nức hướng vào bức mành tre nơi những con rối sắp rẽ mành lướt ra mặt nước diễn trò.
Diễn viên xuất hiện đầu tiên là chú Tễu ra giáo trò dẫn chuyện:
Bà con ơi !
- – Ơi! (tiếng đế đáp lại của giàn diễn viên và của cả khán giả).
- – Tôi có phải xưng danh không nhỉ ?
- – Có chứ… không thì ai biết là ai?
Nhìn chú Tếu trẻ trai khoẻ mạnh, đóng khố điều, hai tay chi trỏ, miệng cười tươi, nói những lời vui vẻ khiến khản giả cười rộ:
- – Tên tôi là Tễu, vv. tôi từ nhà trời xuống đây từ cải thuở nước lửa hòa hợp với nhau,Ơ. bà con ơi!, vv. có một cô da trắng, má đào, cô trông thấy Tễu tôi xuân anh tưởng vọng, cô trông thấy Tễu tôi muốn lòng kết hiểu. Cô lại sợ Tễu tôi hệ thị mộc nhân, nhưng diệt hữu cơ tăm, đến đêm khuya chuyền động tâm thần, Tễu tôi không nằm trơ như gỗ… ói a… ói a…”.
Chú Tễu đã “sống” gần một nghìn năm tuổi cùng với nền nghệ thuật rối nước mà vẫn đầy sức sống vào vai người giáo trò, người dẫn chuyện, lại là anh hề với cách nói bình luận sắc sảo phê điều dở, khen điều hay, kêu gọi sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khuyên mọi người nên ca hát, sáng tạo nét đẹp cho cuộc sống. Có thể nói chú Tễu là linh hồn của múa rối nước, chú nói hộ những suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của người nông dân Việt Nam.
Các tiết mục rối nước đã khéo kết hợp giữa những con rối người và con rối động vật như cảnh chọi trâu có anh hề đánh trống thúc giục trâu trọi cho hăng, và một người trọng tài vui tính đã diễn tả được cành vui chơi hào hứng trong ngày hội ở đồng quê. Tiết mục “múa tiên” với tám cô tiên được tạo hình rực rỡ, lộng lẫy xiêm y múa nhịp nhàng trong những khúc dân ca mượt mà đằm thắm.
Ngày nay bên cạnh những phường rối nước ở làng quê, nhiều thành phố trên cả nước đã có những đoàn nghệ thuật múa rối nước như: Đoàn nghệ thuật rối nước Việt Nam, Đoàn nghệ thuật rối nước Thăng Long, Đoàn nghệ thuật rối nước Sông Ngọc, w, vv.
Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đã được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và được khán giả các nước rất mến mộ, được coi là một loại hình nghệ thuật độc đáo nhất, là linh hồn của đồng ruộng Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc (0)