- Di sản thiên nhiên thế giới
- Vịnh Hạ Long
- Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
- Di sản văn hóa
- Khu đền tháp Mỹ Sơn
- Đô thị Hội An
- Quần thể di tích Cố đô Huế
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội
- Thành nhà Hồ
- Di sản hỗn hợp
- Quần thể danh thắng tràng An
- Di sản văn hóa phi vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế
- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Quan họ Bắc Ninh
- Ca trù
- Hội Gióng
- Hát xoan
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Di sản tư liệu
- Mộc bản triều Nguyễn
- Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
- Châu bản triều Nguyễn
- Công viên địa chất toàn cầu
- Công viên đá Đồng Văn
Việt Nam là vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, thật tự hào khi đến nay đã có 21 công trình văn hóa của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long
‘
Vịnh Hạ Long
Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ, lần thứ hai, vào ngày 2/12/2000 Vịnh Hạ Long tiếp tục được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Phong nha kẻ bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào ngày 03/07/ 2003 với tiêu chí về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất.
Di sản văn hóa
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Đền tháp Mỹ Sơn
Tại hội nghị lần thưa 23 của Ủy ban di sản Thế giới ngày 1/12/1999 đã công nhận khu di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa, những ảnh hưởng bên ngoài đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo, và tiêu chí phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Đô thị Hội An
Đô thị Hội An về đêm
Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí: là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.
Quần thể di tích Cố đô Huế
Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam và tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay, và tiêu chí: liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ
Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí: là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XX, và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.
Di sản hỗn hợp
Quần thể danh thắng tràng An
Quần thể danh thắng tràng An
Tràng An đã trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới sau cuộc họp lần thứ 38 của UNESCO tại Doha, Quatar theo các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị đại chất, địa mạo. Như vậy, Tràng An đã trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận.
Di sản văn hóa phi vật thể
Nhã nhạc cung đình Huế
Di sản văn hóa phi vật thể
Ngày 07/11/2003 nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO đưa vào danh mục kiệt tác
phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa vật thể và phi vật thể- đánh dấu bước ngoặt về giá trị văn hóa vùng đất này.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 15/11/2005. Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, đã đi vào sử thi Tây Nguyên để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này.
Quan họ Bắc Ninh
Quan họ Bắc Ninh
Ngày 30/9/2009, quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) và là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu
Ca trù
Ca trù
Ngày 1/10/2009, ca trù được công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, có phạm vi tới 15 tỉnh, thành ở phía Bắc
Hội Gióng
Hội Gióng
UNESCO đã chính thức công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Hát xoan
Hát xoan
UNESCO đã công nhận hát xoan – Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24/11/2011với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian hết sức quý báu.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Ngày 06/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Ngày 5/12/2013, UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa, thể hiện sự hòa hợp văn hóa và tôn trọng văn hóa riêng của các cộng đồng, dân tộc.
Di sản tư liệu
Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.
Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc
Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc
Tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê – Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế.
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
Ngày 16/5/2012, Ủy ban UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chính thức ghi danh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm vào danh mục Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chùa Vĩnh Nghiêm hiện lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ ván kinh Phật, kho Mộc bản còn lưu hơn 10 đầu sách với 3.050 bản khắc.
Châu bản triều Nguyễn
Ngày 14/5/2014, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hồ sơ “Châu bản triều Nguyễn” chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
Công viên địa chất toàn cầu
Công viên đá Đồng Văn
Công viên đá Đồng Văn
Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao
Ý kiến bạn đọc (0)