Blog

Tìm hiểu về nghệ thuật Cải Lương

Khám phá nét văn hóa Tìm hiểu về nghệ thuật Cải Lương
1507

So với tuồng và chèo, cải lương là hình loại nghệ thuật sinh sau đẻ muộn. Người ta cho rằng tuồng mang tính cung đình, chèo tính thôn dã và cải lương tính thành thị. Cải lương theo nghĩa chữ là thay đổi dần dần cho tốt hơn lên, ở đây có một số điển cố: cải lương lấy hai chữ trong câu Cải tục duy tân: lương tri tâm điền, do Trương Duy Thản trong phong trào Duy tân ở Mỹ Tho đầu thế kỉ này, chủ trương dùng nghệ thuật (sân khấu cải lương) để cải cách xã hội theo hướng tiến bộ.

Nghệ thuật cải lương sinh ra trong phong trào ca nhạc tài tử Nam bộ. Từ những hình thức đàn ca thính phòng, tiến tới cách diễn xướng, vừa hát vừa minh hoạ bằng điệu bộ, gọi là “ca ra bộ”. Bài hát “Bùi kiệm – Kiều nguyệt Nga” thuộc loại ấy của thuở ban đầu. “Ca ra bộ” là cái cầu nối giữa đàn hát thính phòng và sân khấu kịch hát cải lương. Năm 1910. ông Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho cùng với ban ca nhạc tài tử của mình đã đặt ra những viên gạch đầu tiên, xây nền móng nghệ thuật sân khấu cải lương. Bẩy năm sau, vở Kim vân Kiều của Châu văn Tứ (Mỹ Tho) ra mắt khán giả, diễn trọn ba đêm – sân khấu cải lương chính thức ra đời.

Tìm hiểu về nghệ thuật Cải Lương
Tìm hiểu về nghệ thuật Cải Lương

Cũng như các hình thức kịch hát dân tộc khác, cải lương cũng bao gồm: múa, hát, âm nhạc và kịch bản tích trò. Ca nhạc cải lương bắt nguồn từ các điệu dân ca Nam bộ – các điệu lý được bổ sung phong phú thêm bằng hàng trám điệu hát sáng tác mới tiêu biểu nhất là bài Dạ cổ hoài lang (tức vọng cổ) của Sán Lần (Bạc Liêu) sáng tác năm 1920. Có thể ghi tên tuổi những người đóng góp cho nghệ thuật cải lương với nhiều bài ca mới: Ký Quồn, Mười Hơn, Ba Đại, Bảy triều, Tư chơi, Bảy Nhiêu, Mộng Vân… Dàn nhạc cải lương không dùng bộ gõ như tuồng, chèo, chủ yếu sử dụng đàn dây mà cây đàn ghi ta phím lõm (dùng đệm cho vọng cổ) và cây đàn kim (nguyệt) là xương sống.

Nếu quê hương của chèo là vùng châu thổ sông Hồng thì cái nôi của cải lương là đồng bằng Nam bộ. Do đặc điểm phát âm, tròn vành rõ chữ, ngọt ngào nên giọng Nam bộ ca cải lương- rất “vào”, rất “mùi mẫn”. Người Nam bộ cất tiếng nổi lên, nghe đã như… ca cải lương rồi!

Cải lương từ Nam bộ “tràn” ra miền Trung, rồi ra Bắc, ngược lại với “lộ trình” của tuồng.

Sân khấu cải lương hình thành, đáp ứng đúng thị hiếu của công chúng đô thị, ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cải lương không tránh khỏi có lúc bị pha tạp, lai căng chạy theo thị hiếu tầm thường như loại cải lương Hò Quảng, du nhập nhiều điệu Tầu (1935 – 1936), hoặc cải lương Kiếm Hiệp (1937 – 1939), tung ra những vở chắp vá, bát nháo…

Mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng nghệ thuật sân khấu cải lương cổ một sức sống kì lạ, nhiều lúc muốn lấn át cả hai loại hình kịch hát dân tộc đàn anh, đàn chị. Trước khi được công nhận, cải lương cũng đã bị thành kiến một cách “oan tình” với bài ca vọng cổ “Linh hồn”.

Cải lương cổ lúc bị xếp vào hạng nghệ thuật “mất nước”, làm rã rời ý chí đấu tranh cách mạng (?!). Nhưng cải lương đã tự khẳng định mình, ngày càng lớn. Thực ra, bản thân loại hình nghệ thuật này không cổ “tội” gì. Nó không “cao” không “thấp” cũng không “rẻ”, tự thân có một giá trị riêng, một mức sống riêng. Chẳng qua là những người “theo đuổi” nố chưa đủ bản lĩnh, chưa đủ trình độ nên đã làm cho nghệ thuật cải lương mắc tiếng oan.

Nghệ thuật sân khấu cải lương có đủ khả năng phản ánh hiện thực mới. Vì vậy nó bắt rất nhậy cuộc sống mới và thích nghi với hoàn cảnh mới. Điều đó cắt nghĩa tại sao cải lương có thể đề cập đến nhiều đề tài.

Trên quá trỉnh được hoàn thiện, cải lương đã trải qua những thể nghiệm đổi mới về âm nhạc. Những vở Tình bạn, (âm nhạc Nguyễn Xuân Khoát), Mùa hoa đào (âm nhạc Nguyễn Đình Phúc)… đã gây tranh luận sôi nổi trong giới sân khấu cải lương.

Cải lương đã được đầng kí “hộ khẩu chính thức” trong hộ gia đình kịch hát dân tộc. Nhiều tên tuổi tiêu biểu đã làm rạng rỡ cho ngành nghệ thuật này: Trần Hữu Trang, Ba Vân, Phùng Há, Năm Phỉ, Ba Du, Tầm Danh, Nám Châu, Sĩ Tiến, Thanh Nga, Bạch Tuyết, w.

0 ( 0 bình chọn )

Cộng Đồng Đánh Giá

https://congdongdanhgia.com
Cộng Đồng Đánh Giá toàn diện các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm.. Cam kết trung thực khách quan. Đặt lợi ích người đọc lên trên hết

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan