Blog

Top +10 Biện Pháp Làm Tốt Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Hiệu Quả Nhất

4192
Nội dung bài viết

Làm tốt công tác chủ nhiệm đóng vai trò rất lớn trong việc giáo dục học sinh – nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà học sinh có thể tiếp cận thông tin từ những nguồn khác nhau và việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh đang trở thành một nhu cầu cấp thiết. Sau đây là một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hiệu quả nhất, mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm

Tìm hiểu và nắm bắt từng đối tượng học sinh

Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần phải tiến hành tìm hiểu, nắm bắt đầy đủ thông tin về đối tượng học sinh qua những kênh thông tin khác nhau như: điều tra qua học bạ những năm học trước của học sinh, qua các giáo viên chủ nhiệm cũ; lập phiếu điều tra những thông tin cá nhân để có thể tiến hành phân loại học sinh…

Sự phân loại và những thông tin trên sẽ là căn cứ để lựa chọn ra học sinh có năng lực, nhiệt tình vào trong Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn; đồng thời cũng là cơ sở để giáo viên đưa ra biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh trong lớp.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong lớp học

Cơ sở để lựa chọn đội ngũ cán sự có thể căn cứ dựa trên hồ sơ học bạ của học sinh, căn cứ vào các thông tin cá nhân mà giáo viên chủ nhiệm đã thu thập được; sự tín nhiệm của tập thể; sự nhiệt tình, ý thức tổ chức kỷ luật, tính gương mẫu và những biểu hiện ban đầu của học sinh trong lớp học.

Giáo viên chủ nhiệm cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự của lớp. Giáo viên có thể phân ra tổ phó, bàn trưởng (cần có sự thay đổi luân phiên hàng tháng để có thể phát huy tốt nhất vai trò tự quản của mỗi học sinh.

Đảm bảo công tác dạy và học không bị gián đoạn

Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp phù hợp, giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm cao đối với tập thể, biết cách phê bình và tự phê bình, vận dụng những phương pháp quản lý lớp học hợp lý,…Trong khâu xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý chọn đúng người, tránh việc thay cán bộ lớp quá nhiều và không phó mặc hoàn toàn việc lớp cho đội ngũ cán bộ.

Lập sơ đồ lớp học rõ ràng, chi tiết

Khi sắp xếp chỗ ngồi cho mỗi học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm không nên quá áp đặt và cũng không nên phụ thuộc tiêu chí xếp nam, nữ ngồi cạnh nhau. Giáo viên chủ nhiệm có thể dựa trên những phương diện như: Tình trạng sức khỏe của mỗi học sinh; học lực và căn cứ theo nhiệm vụ của ban cán sự.

Ngoài ra, giáo viên cần có sự điều chỉnh chỗ ngồi của học sinh kịp thời nếu như thấy sự bất hợp lý theo phản ánh của cán sự lớp, giáo viên bộ môn hoặc chính bản thân học sinh về các vấn đề như mất trật tự, nhận thức chậm, không chú ý…

Xây dựng và lựa chọn ra các tiêu chí thi đua cụ thể

Căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp học, mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm nên lập tiêu chí thi đua, đưa ra các mục tiêu cụ thể, những giải pháp thực hiện sau đó công bố trước lớp, sau đó thông qua và xin ý kiến của phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Từ đó thống nhất, đưa vào thực hiện, lấy đó làm cơ sở để tiến hành xếp loại thi đua.

Ngoài ra, giáo viên cần có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung các tiêu chí thi đua kịp thời tùy vào tình hình thực hiện nội quy, nề nếp cũng như ý thức rèn luyện của học sinh.

Giáo dục đạo đức học sinh qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Giờ sinh hoạt có thể diễn ra theo tiến trình: Nhận xét, đánh giá (khoảng  15 đến 20 phút); sinh hoạt tập thể (khoảng 25 đến 30 phút) với những hoạt động vui học, rèn luyện kỹ năng sống để học sinh có cơ hội thể hiện bản thân. Cuối một học kỳ và cuối năm học, giáo viên có thể cho học sinh bộc bạch về những ước mơ, hoài bão của bản thân, các vướng mắc gặp phải, mong muốn, đề xuất (nếu có)…

Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được tự ý tiếp xúc với thân nhân của học sinh

Trong thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể cho từng buổi và phân công cho mỗi cá nhân phụ trách. Trong tuần, ngoài những nội dung bắt buộc theo quy định Đoàn trường, giáo viên có thể dành ra hai buổi để học sinh trao đổi về ước mơ, định hướng nghề nghiệp, hoặc tìm hiểu về những gương người tốt, việc tốt, đặc biệt là các tấm gương vượt khó trong học tập…

Cho học sinh rèn luyện ý thức tự giáo dục bằng sổ tự cập nhật

Bên cạnh việc thực hiện, phát huy tác dụng của sổ liên lạc, sổ ghi chép của ban cán sự, nhiều giáo viên chủ nhiệm còn công phu sáng tạo, biến việc quản lý, giáo dục thành quá trình tự giáo dục của học sinh bằng một loại sổ tự đánh giá đơn giản nhưng rất ý nghĩa.

Giáo viên chủ nhiệm nên lập một quyển sổ với tên “nhật kí học tập”, sau đó treo vào vị trí trang trọng nhất của lớp. Ở sổ này, sau từng buổi học, học sinh có thành tích tốt hoặc bị phê bình, nhắc nhở sẽ tự ghi nhật ký và chữ ký xác nhận của tổ trưởng.

Mỗi tuần, dựa vào sổ này, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng kết đánh giá, nhận xét, khen thưởng và có sự phê bình, nhắc nhở kịp thời.

Liên kết chặt chẽ với các giáo viên bộ môn

Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, tiện kiểm tra và đôn đốc việc học tập của cá nhân và cả tập thể; giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên tập hợp các ý kiến của đồng nghiệp về lớp mình cũng như lớp bạn; lắng nghe ý kiến của các giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp mình để nắm rõ tình hình học sinh; đề xuất những ý kiến của tập thể về công tác dạy và học của giáo viên có liên quan nếu có…

Kết hợp với hội phụ huynh học sinh

  • Khi làm công tác chủ nhiệm, giáo viên sẽ cần tổ chức và thực hiện tốt những kỳ họp phụ huynh học sinh được nhà trường đề ra.
  • Đi thăm và trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại với phụ huynh học sinh khi cần thiết.
  • Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường và nghiêm trọng.
  • Giữ liên lạc với Ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh, từ đó tích cực hóa những hoạt động của hội phụ huynh trong công tác giáo dục.
  • Thiết lập mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc hoặc qua điện thoại.
  • Cung cấp cho phụ huynh học sinh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để phụ huynh có thể liên hệ khi cần thiết.

Họp phụ huynh là gì? Kinh nghiệm, tiến trình tổ chức 1 buổi họp PHHS

Kết hợp chặt chẽ với đoàn thể

  • Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt được các kế hoạch của nhà trường, Đoàn thanh niên để có thể phối hợp và phổ biến kịp thời đến từng học sinh.
  • Thường xuyên động viên, đốc thúc và nhắc nhở các em tham gia tốt những hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua do đoàn trường phát động, thực hiện tốt các nội quy, quy định được ban nề nếp của trường đề ra.

Công tác giáo dục học sinh cá biệt

  • Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu sơ yếu lý lịch, tính cách của học sinh, tìm hiểu điểm yếu, điểm mạnh của những học sinh này. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục.
  • Giáo viên cũng không nên nóng vội mà cần kiên trì uốn nắn dần; giao cho những học sinh cá biệt một số việc hợp với năng lực; sau đó động viên và khuyến khích kịp thời khi học sinh có những việc làm tốt.
  • Lập kế hoạch cho ban cán sự lớp để thành lập những cặp đôi bạn cùng tiến. Luôn thông báo kịp thời những thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại.
  • Giáo viên cần gần gũi, thân thiện, biết cách lắng nghe để học sinh cá biệt có thể giải bày những tâm tư, khúc mắc của mình, từ đó cùng giáo viên bộ môn và gia đình đưa ra những biện pháp giáo dục hợp lý.

Tìm hiểu thêm: Cách làm sáng kiến kinh nghiệm

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong lớp học là gì?

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp học, được ví như nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp học, là người tập hợp, dìu dắt học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, một người bạn tốt, công dân tốt và góp phần xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ có vai trò như sau:

Thay mặt cho hiệu trưởng quản lý và tổ chức lớp học

  • Giáo viên chủ nhiệm lớp được hiệu trưởng phân công và sẽ thay mặt hiệu trưởng để quản lí, tổ chức hoạt động giáo dục học sinh trong một lớp học.
  • Vai trò quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp được thể hiện trong việc xây dựng, tổ chức và thực hiện những kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra cũng như đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của từng học sinh trong lớp.
  • Giáo viên chủ nhiệm sẽ phải trả lời những câu hỏi liên quan đến chất lượng học tập và hạnh kiểm của mỗi học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh của học sinh khi tổng kết năm học.

4 quy định giáo viên chủ nhiệm cần biết theo quy định mới

Người xây dựng tập thể thành một khối đoàn kết

Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố gắn kết lớp học bằng những biện pháp tổ chức, giáo dục, bởi sự gương mẫu và quan hệ tình cảm. Giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiệm vụ xây dựng khối đoàn kết tập thể, dìu dắt những em học sinh như con em mình trưởng thành theo năm tháng.

Học sinh cần phải kính yêu giáo viên chủ nhiệm, đoàn kết tương thân tương ái với bạn bè như anh em ruột thịt, khi đó lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Mối quan hệ lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm cũng như uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng lớn thì chất lượng giáo dục sẽ càng tốt.

Người tổ chức những hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp

Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm còn thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp học, phân công trách nhiệm cho mỗi cá nhân, tổ, nhóm, đồng thời tham gia tổ chức thực hiện những hoạt động theo đúng kế hoạch giáo dục đã được xây dựng hàng năm.

Những phong trào thi đua học tập cần phải đi vào thực chất, những cuộc sinh hoạt các đoàn thể cần có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, các phong trào văn hóa, văn nghệ, hoạt động thể thao cần được tiến hành đều đặn… Chất lượng học tập cũng như tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh phụ thuộc rất nhiều vào kỉ luật, tinh thần đoàn kết và truyền thống của lớp học cũng như những hoạt động đa dạng của lớp.

Giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học - nghề gian khó

Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với lực lượng giáo dục

Gia đình, nhà trường và xã hội chính là ba lực lượng giáo dục chính, trong đó nhà trường chính là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động theo mục tiêu nhất định, có nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục cụ thể dựa trên cơ sở khoa học. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần là người chủ đạo trong việc điều phối những hoạt động giáo dục với những lực lượng giáo dục đó theo một cách có hiệu quả nhất.

Năng lực, uy tín chuyên môn và kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm là điều kiện rất quan trọng để tập hợp các lực lượng, phối hợp thành công những hoạt động giáo dục cho mỗi học sinh trong lớp.

Các phương pháp dạy học ở các cấp hiệu quả nhất

Cấp tiểu học

Phương pháp giải quyết vấn đề

Với phương pháp này, học sinh cần phát hiện vấn đề, sau đó tiến hành phân tích những chi tiết trong vấn đề đó để có thể kịp thời phát hiện và trình bày nó theo cách rõ ràng nhất.

Tiếp theo là nội dung giải quyết vấn đề: Đối với các vấn đề mà học sinh được tiếp nhận, hãy tìm cách giải quyết lựa chọn phương án tốt nhất sao cho hợp tình, hợp lý.

Phương pháp dạy học theo nhóm

Không thể phủ nhận được tác dụng tuyệt vời của phương pháp dạy học theo nhóm, đây là cách được áp dụng từ xưa cho đến nay nhưng chưa bao giờ lỗi mốt. Với hình thức này, học sinh tiểu học sẽ chia ra làm nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ có vài bạn tuỳ theo nội dung bài học đơn giản hay phức tạp. Thông thường, 1 nhóm sẽ có khoảng từ 5 – 7 bạn tham gia hỗ trợ nhau khi gặp các đề tài khó.

Phương pháp tạo không gian riêng và thời gian để học sinh tự khám phá

Nhìn chung đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến tại nhiều trường tiểu học trên cả nước. Theo đó, giáo viên sẽ là người mang nguồn cảm hứng đến với các em thông qua sự định hướng của mình. Khi học sinh cảm thấy hứng khởi, muốn tìm hiểu thì giáo viên sẽ dành một khoảng thời gian nhất định để các em có thể tìm tòi và học hỏi.

Phương pháp hỏi đáp

Phương pháp hỏi và đáp là một trong số những phương pháp dạy hiệu quả thường được các giáo viên tiểu học lựa chọn. Qua phương pháp này, học sinh sẽ nắm vững kiến thức cũ, đồng thời tiếp thu những bài học mới tốt hơn.

Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố Thủ Đức năm học 2021 - 2022 | Tiểu học Phạm Văn Chính

Phương pháp thuyết trình

Áp dụng phương pháp này, học sinh sẽ cần đứng trước lớp để nói về bài học hoặc một vấn đề nào đó mà giáo viên chủ nhiệm đưa ra. Vấn đề trình bày cần phải logic, súc tích và quan trọng nhất đó là phải trình bày vấn đề theo một trình tự nhất quán.

Phương pháp thảo luận nhanh

Với phương pháp dạy học này, học sinh sẽ có cơ hội thảo luận về một vấn đề theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó tất cả sẽ nêu ra ý kiến của mình.

Áp dụng phương thức này, giáo viên sẽ có thể kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ, em nào cũng cần phải tham gia và trả lời vì vậy sẽ không có sự trì trệ nào tồn tại ở đây.

Cấp Trung học cơ sở

Thảo luận lấy học sinh làm trung tâm

Áp dụng những phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo viên sẽ thể trở thành những “nhà hiền triết trên bục giảng”, tuy nhiên điều này không thể giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc. Việc ứng dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm cho thấy sự gia tăng về khả năng hiểu, nghe và nói của học sinh. Thực hiện những cuộc thảo luận để có thể lấy học sinh làm trung tâm cũng khá dễ dàng, giáo viên chỉ cần tạo ra những câu hỏi kích thích tư duy và đi sâu vào nội dung.

Kết nối bài học với thực tế

Học phải đi đôi với hành, đó là phương châm cực kỳ quan trọng trong ngành giáo dục. Vì vậy, giáo viên nên chú trọng liên hệ nội dung thực tế để bài học trở nên sinh động, bớt khô khan và ý nghĩa hơn. Điều này sẽ giúp học sinh thoải mái đưa ra quan điểm cá nhân với những vấn đề trong bài học theo cách riêng.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

Tăng quyền tự chủ của mỗi học sinh

Giáo viên hoàn toàn có thể tăng khả năng độc lập của học sinh qua việc trao quyền tự chủ cho mỗi cá nhân trong lớp học. Chẳng hạn, giáo viên có thể cho phép học sinh chọn một vài gợi ý khi viết những bài văn. Bởi điều quan trọng nhất của phương pháp đó là gắn kết việc học với sở thích riêng của học sinh, học sinh có thể thoải mái lựa chọn cách đặt vấn đề, đưa ra quan điểm trong bài văn của mình.

Tìm hiểu thêm: Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm THCS

Cấp Trung học phổ thông

Giáo dục THPT cần củng cố, phát triển các nội dung đã được học ở trung học cơ sở, bảo đảm học sinh được trang bị những hiểu biết phổ thông, cơ bản về các môn Tiếng Việt, toán, lịch sử, các kiến thức khác về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Phương pháp giáo dục THPT bao gồm những phương pháp giáo dục phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, môn học, đối tượng học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện được kỹ năng vận dụng kiến thức trong thực tiễn; tác động tới tình cảm, mang đến niềm vui, hứng thú cũng như trách nhiệm học tập cho học sinh.

Hà Nội: Trường THPT không được tổ chức kiểm tra để phân ban, chia lớp

Một số kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm lớp

  • Ngay đầu năm học, khi nhận lớp việc đầu tiên mà giáo viên chủ nhiệm cần làm đó là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, cá tính riêng, điểm mạnh, mặt hạn chế của mỗi học sinh một cách tỉ mĩ.
  • Tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho từng học sinh. Việc này giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến các yếu tố thị lực, chiều cao, năng lực học tập cũng như số lượng nam, nữ để có thể phân chỗ ngồi phù hợp . Giáo viên có thể phân công bàn nữ bàn nam hay bàn một nam một nữ miễn sao tạo được sự thoải mái, thân thiện để các em có thể kết thành đôi bạn cùng tiến.
  • GV cũng cần chú ý nhiều hơn đến những học sinh cá biệt . Giáo viên cần thường xuyên kể những mẫu chuyện có trong tài liệu kĩ năng sống hoặc tấm gương có thật trong cuộc sống vào những giờ chơi để truyền động lực cho các em và giúp các em ấy có ý thức học tập tốt.
  • Phổ biến những nội quy riêng của lớp đến học sinh như cách giơ tay phát biểu trong giờ, tư thế ngồi học, cách đưa ra ý kiến, cách nhận xét các bạn khác trả lời và bổ sung thêm ý kiến cho bạn vv…
  • Liên hệ với các giáo viên bộ môn để phát hiện kịp thời những đối tượng nói chuyện, làm ồn gây mất trật tự trong giờ học để có những biện pháp nhắc nhở phù hợp.
  • Đối với các em thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ, giáo viên nên cho những em đó giữ chức vụ Trưởng ban kỷ luật. Khi có chức vụ , các em sẽ phải có trách nhiệm và hạn chế khuyết điểm.  Giáo viên cần tìm cái hay nhất của học sinh  để phát huy, biểu dương trước tập thể dù là ưu điểm nhỏ để  lấn át cái chưa hay và giúp các em trở thành HS ngoan.

Trên đây là một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hiệu quả nhất cho quý thầy cô tham khảo. Nếu có thêm những kinh nghiệm bổ ích về công tác chủ nhiệm, quý thầy cô đừng ngần ngại chia sẻ dưới phần bình luận nhé!

0 ( 0 bình chọn )

Cộng Đồng Đánh Giá

https://congdongdanhgia.com
Cộng Đồng Đánh Giá toàn diện các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm.. Cam kết trung thực khách quan. Đặt lợi ích người đọc lên trên hết

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan