Blog

Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
1039

Di sản văn hóa phi vật thể là một trong 2 bộ phận hợp thành của di sản văn hóa Việt Nam – Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa vật thể.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Theo nghĩa đó, Di sản văn hóa phi vật thể gồm 7 loại hình: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải có đủ 4 tiêu chí:

1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương;

2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;

3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;

4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Từ 27-12-2012 đến 15-4-2016, sau 13 đợt (theo số và ngày, tháng năm ra quyết định), đã có 161 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó:

– Tiếng nói, chữ viết: 4 di sản.

– Ngữ văn dân gian: 4 di sản.

– Nghệ thuật trình diễn dân gian: 43 di sản

– Tập quán xã hội và tín ngưỡng: 37 di sản

– Lễ hội truyền thống: 56 di sản.

– Nghề thủ công truyền thống: 15 di sản.

– Tri thức dân gian: 2 di sản.

Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam

I. Danh mục 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1 (Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam

– Loại hình Di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn.

– Địa điểm: 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

3. Dân ca Quan họ

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.

4. Hát Ca trù

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: 15 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ,  Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình.

5. Hát Xoan ở Phú Thọ

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Phú Thọ.

6. Đờn ca Tài tử Nam Bộ

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: 21 tỉnh, thành phố: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh. Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

7. Dân ca Cao Lan

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

8. Dân ca Sán Chí

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

9. Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: 2 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An.

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

10. Võ cổ truyền Bình Định

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Bình Định.

11. Múa rối nước

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Hải Dương.

12. Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc 

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thành phố Hà Nội.

13. Lễ hội Yên Thế

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

14. Lễ hội Thổ Hà

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

15. Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

16. Lễ hội Côn Sơn

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

17. Lễ hội Kiếp Bạc

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

18. Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

19. Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: tỉnh Khánh Hòa.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh

20. Lễ hội Gầu tào

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

–  Địa điểm: 2 tỉnh: tỉnh Lào Cai, Hà Giang.

21. Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

22. Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: tỉnh Khánh Hòa.

23. Lễ hội Lồng tông của người Tày

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: tỉnh Tuyên Quang.

24. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm : Tỉnh Phú Thọ.

25. Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

26. Nghi lễ Cấp sắc của người Dao

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: 4 tỉnh: Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

27. Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

– Loại hình di sản : Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

28. Lễ Bỏ mả của người Raglai

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.

Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc 

29. Nghi lễ Chầu văn của người Việt

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: 2 tỉnh: Hà Nam, Nam Định.

30. Nghi lễ Then của người Tày

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: 3 tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Tuyên Quang.

31. Chữ Nôm của người Dao

– Loại hình di sản: Tiếng nói, chữ viết.

– Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn.

32. Tranh dân gian Đông Hồ

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

33. Nghề làm gốm của người Chăm

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

II. Danh mục 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 2 (Quyết định số 1524/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ khao lề tế thế lính Hoàng Sa

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: xã An Vinh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

2. Nghệ thuật Chầm riêng chà pây của người Khmer

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

III. Danh mục 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 3 (Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

2. Lễ hội phủ Dầy

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

3. Lễ hội Nghinh Ông

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hát bả trạo

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: 5 huyện và thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam: huyện Thăng  Bình, huyện Duy Xuyên,  huyện Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An.

5. Nghề dệt chiếu

– Loại hình di sản: Nghề Thủ công truyền thống.

– Địa điểm: xã Định Yên, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

IV. Danh mục 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 4 (Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

2. Lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Địa điểm: huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

3. Nghề chạm khắc bạc của người Mông

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

4. Nghề chàng slaw của người Nùng Dín

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Đờn ca Tài tử Nam Bộ

5. Hát Páo dung của người Dao

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Tuyên Quang.

6. Nghi lễ Cấp sắc của người Dao

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Tuyên Quang.

7. Nghệ thuật Xòe Thái

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Điện Biên.

8. Lễ hội cúng biển Mỹ Long

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam và thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

V. Danh mục 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 5 (Quyết định số 231/ QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ hội Đền Trần

Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

VI. Danh mục 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 6 (Quyết định số 959/ QĐ-BVHTTDL ngày 1 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ hội Bình Đà

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ

VII. Danh mục 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 7 (Quyết định số 2684/ QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Chữ Nôm của người Tày

– Loại hình di sản: Tiếng nói, chữ viết

– Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn.

2. Lượn Slương của người Tày

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn.

3. Hát Bội Bình Định

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Bình Định.

4. Nghệ thuật Bài Chòi

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Bình Định.

5. Nghệ thuật Bài Chòi

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Phú Yên.

6. Nghệ thuật Bài Chòi

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Quảng Nam.

7. Nghi lễ Then của người Tày – tỉnh Cao Bằng.

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Cao Bằng

8. Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non nước

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

9. Lễ hội năm mới của người Giáy

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Trò chơi dân gian Kéo co

10. Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang

– Loại hình di sản: Tri thức dân gian.

– Địa điểm: các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

11. Tết Khu Cù Tê của người La Chí

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

12. Kéo co của người Tày, người Giáy

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Lào Cai.

13. Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: các huyện: Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

14. Múa Tân “tung Da” dá của người Cơ Tu

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: các huyện: Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

15. Nghi lễ dựng Cây Nêu và bộ Gu của người Co

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: các xã: Trà Kót, Trà Nú, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

16. Nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer  

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Sóc Trăng.

17. Nghi lễ cấp sắc của người Dao

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Thái Nguyên.

18. Múa Tắc Xình của người Sán Chay

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

19. Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: tỉnh Trà Vinh.

Hát Ca trù

VIII. Danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 8 (Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Khan (Sử thi) của người Ê Đê

– Loại hình di sản: Ngữ văn dân gian.

– Địa điểm: Tỉnh Đắk Lắk.

2. Ot Ndrong (Sử thi) của người Mnông

  – Loại hình di sản: Ngữ văn dân gian.

– Địa điểm: các huyện: Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

3. Hơmon (Sử thi) của người Ba Na

– Loại hình di sản: Ngữ văn dân gian.

– Địa điểm: các huyện: Đắk Đoa, Đắk Pơ, Kbang, Kông Chro, tỉnh Gia Lai

4. Hơmon (Sử thi) của người Ba Na – Rơ Ngao

– Loại hình di sản: Ngữ văn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Kon Tum.

5. Kéo co

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

6. Kéo co ngồi

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

7. Kéo mỏ (Kéo co)

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

8. Kéo song (Kéo co)

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng

– Địa điểm: thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

9. Lễ hội Đền Trần

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Hát Xoan Phú Thọ

10. Lễ hội Trường Yên

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

11. Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

12. Lễ hội Lồng tồng Ba Bể

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

13. Lễ hội Làng Lệ Mật

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: làng Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

14. Lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

15. Đại lễ Kỳ yên Đình Tân Phước Tây

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

16. Lễ hội vía Bà Ngũ hành

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

17. Lễ làm chay

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

18. Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: Xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

19. Múa trống Chhay – dăm

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

Hát Then của người Tày

20. Nghệ thuật The (múa) của người Tày ở Tà Chải

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Lào Cai.

21. Nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn.

22. Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

23. Nghề dệt chiếu lác

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: các huyện: Cần Đước, Bến Lức, Tân Trụ, tỉnh Long An.

24. Tục cúng việc lề

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Long An.

25. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Xá Phó

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Lào Cai.

26. Tết Sử giề pà của người Bố Y

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

IX. Danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 9 (Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 8 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ hội Đình Vồng

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Song Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2. Lễ hội Y Sơn

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3. Lễ hội Đền Suối Mỡ

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Lễ hội Phủ Giày

4. Nghệ thuật Múa khèn của người Mông

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn.

5. Lễ Cấp sắc của người Tày

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn.

6. Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: thành phố Đà Nẵng.

7. Lễ Kin pang then của người Thái trắng

Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Địa điểm: thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

8. Tết Nào pê chầu của người Mông đen

Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Địa điểm: xã Mường Đăng, huyện Mường Ắng, tỉnh Điện Biên.

9. Lễ hội đền Hoàng Công Chất

Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

Địa điểm: xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

10. Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Gia Lai.

11. Lễ hội Quỹa Hiéng (Lễ hội qua năm) của người Dao đỏ

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

12. Nghi lễ Then của người Tày

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Hà Giang.

Nghề chạm khắc bạc của người Mông

13. Lễ hội Đình Trịnh Xuyên

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

14. Lễ hội Chùa Hào Xá

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

15. Lễ hội Đền Kỳ Cùng – Đền Tả Phủ

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

16. Lễ hội Bủng kham

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: Xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

17. Lễ hội Ná nhèm

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống

– Địa điểm: xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

18. Nghệ thuật Xòe Thái

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Lai Châu.

19. Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò – Nghĩa Lộ

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

20. Nghệ thuật Xòe Thái

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Sơn La.

21. Lễ Hết chá của người Thái

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

22. Hát nhà tơ (Hát cửa đình)

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Quảng Ninh.

Lễ hội Đền Trần

23. Rối cạn của người Tày ở Thẩm Rộc và Ru Nghệ

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Bình Yên, xã Đông Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

24. Ca Huế

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Thừa Thiên Huế.

25. Hát Sọong cô của người Sán Dìu

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Sơn Nam, xã Thiện Kế, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

26. Kéo co truyền thống

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Tuyên Quang.

X. Danh mục 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 10 (Quyết định số 3465 QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Kéo co của người Thái

 – Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Lai Châu.

2. Nghi lễ Then của người Tày, người Nùng

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Bắc Giang.

3. Nghi lễ Then của người Tày, người Nùng

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Lạng Sơn.

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non nước

4. Nghi lễ Then của người Tày

 – Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

5. Hát Sọong cô của người Sán Dìu

 – Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

6. Nghi lễ Hét khoăn của người

 – Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

7. Nói lý, hát lý của người Cơ Tu

 – Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tiếng nói, chữ viết

– Địa điểm: Huyện Đông Giang, huyện Nam Giang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

8. Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

 – Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

9. Lễ hội Đền A Sào

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

10. Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

11. Nghệ thuật trình din Trng đôi, Cồng ba, Chiêng năm ở Xí Thoại

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

12.  Hát Sình ca của người Cao Lan

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Tuyên Quang.

13. Chữ Nôm của người Dao

– Loại hình di sản: Tiếng nói, chữ viết.

– Địa điểm: tỉnh Lào Cai.

Nghi lễ cấp sắc của người Dao

14. Lễ Gạ ma do (Cúng rừng) của người Hà Nhì

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

15. L Khoi kìm (Cúng rừng) của người Dao đỏ

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: tỉnh Lào Cai.

16. Nghệ thuật Khèn của người Mông

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Lào Cai.

17. Nghệ thuật Khèn của người Mông

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: tỉnh Hà Giang.

XI. Danh mục 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 11 (Quyết định số 246 QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 1 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Hội đua bò Bảy Núi

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống

– Địa điểm: tỉnh An Giang.

2.  Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù lỉu) 

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống

– Địa điểm: xã Đổng Xá, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

3. Lễ hội làng Diềm

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

4.  Lễ hội làng Đồng Kỵ

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

5. Nghề gốm Phù Lãng

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống

– Địa điểm: xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

6. Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống

– Địa điểm: xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

7. Nghề gò đồng Đại Bái

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống

– Địa điểm: xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

8. Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông

– Loại hình di sản: Tri thức dân gian

– Địa điểm: xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

9. Hát Trống quân làng Bùi Xá

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

10. Hát Trống quân

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian

– Địa điểm: xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

11. Lễ hội Đền Hát Môn

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống

– Địa điểm: xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.

12. Lễ hội đền Và

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống

– Địa điểm: phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

13. Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hòa Bình

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian

– Địa điểm: tỉnh Hòa Bình.

14. Mo Mường ở Hòa Bình

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng

– Địa điểm: tỉnh Hòa Bình.

15. Hát Sấng Cọ (Hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay

– Loại hình di sản: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

– Địa điểm: huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

XII. Danh mục 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 12 (Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Nghề thủ công tre, trúc Xuân Lai

– Loại hình di sản: Nghề thủ công truyền thống.

– Địa điểm: xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Ca Huế

2. Lễ hội Nghinh Ông

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống .

– Địa điểm: xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

3. Lễ hội Cầu Ngư

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống .

– Địa điểm: thành phố Đà Nẵng .

4. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống .

– Địa điểm: quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

5. Lễ hội Trương Định

– Loại hình lễ hội: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: thị xã Gò Công, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

6. Chữ viết cổ của người Thái

– Loại hình di sản: Tiếng nói, chữ viết

– Địa điểm: tỉnh Sơn La

7. Văn hóa Chợ nổi Cái Răng

– Loại hình di sản: Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

– Địa điểm: quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

XIII. Danh mục 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 13 (Quyết định số 1437/QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

1. Lễ  hội Tiên La

– Loại hình di sản: Lễ hội truyền thống.

– Địa điểm: huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

                                                                Đỗ Vũ và Thu Hà (Tổng hợp)

 

0 ( 0 bình chọn )

Cộng Đồng Đánh Giá

https://congdongdanhgia.com
Cộng Đồng Đánh Giá toàn diện các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm.. Cam kết trung thực khách quan. Đặt lợi ích người đọc lên trên hết

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan