Blog

Tìm hiểu về nghệ thuật Tuồng

Khám phá nét văn hóa Tìm hiểu về nghệ thuật Tuồng
1932

Tuồng – miền Nam gọi là hát Bội, một loại hình nghệ thuật sân khấu rất độc đáo của dân tộc, theo ý kiến một nghệ sĩ nhân dân “sẽ tồn tại mãi”. Nghệ thuật tuồng hình thành từ đời Lý Trần đến thế kỉ XVII, XVIII thì cực thịnh, có thể coi là thời hoàng kim.

Sang triều Nguyễn (thế kỉ XIX) tuồng vẫn giữ vị trí xứng đáng trong đời sống văn hoá Việt ở cung đình và trong dân dã.

Tuồng “đi” từ Bắc vào Nam, qua Đào Duy Từ (quê ở Thanh Hoá) là con một kép hát bội, ông Đào làm quan với chúa Nguyễn ở Đàng Trong, do đó nghệ thuật tuồng được coi trọng và phát triển suốt dải đất miền Trung. Bình Định trở thành “đất tuồng” cái nổi của tuồng, với những tên tuổi tiêu biểu sau này: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Phạm Chương. Người ta thường nối là xem hát tuồng hoặc hát bội vì đây là một loại hình sân khấu bao gồm tích trò, tích hát và nhạc thông qua thủ pháp cách điệu, ước lệ và tượng trưng cao độ: “Một tác đất mà thành triều đình châu quận, chỉ một con người có thể vừa là cha, vừa la con, vừa là vừa, vừa là bè tôi”, không gian và thời gian được “gói gọn” trong những câu hát, những động tác múa, những đạo cụ thô sơ… nhờ sự khái quát khoa trương cộng với sự tưởng tượng của khán giả, thời gian và không gian ở đây hiện ra lung linh, uyển chuyển. Núi sông, sáng sớm, chiều hôm, trận mạc, đi ngựa xuống thuyền… đều từ đó mà ra cả.

Tìm hiểu về nghệ thuật Tuồng
Tìm hiểu về nghệ thuật Tuồng

Do đặc trưng kể trên, tuồng cổ không cần đến trang trí mĩ thuật, phông màn. Cách hoá trang thì theo một số mẫu quy định . Ví như vai trung mặt đỏ râu dài (cũng có khi mặt khuyên đen chấm đỏ), vai nịnh thì mặt rằn râu ngán. Có một số mô hình nhân vật, kép có kép văn, kép võ, kép rừng, kép biển… đào có đào chiến, đào lẳng biển thủ… Vai lão có lão văn, lão võ, lão tiền, lão chài…

Có lúc người ta chia ra: tuồng thày (mẫu mực bậc thày), tuồng ngự (diễn cho vua xem), tuồng cung đình (diễn trong hoàng cung), tuồng pho (nhiều hồi, diễn nhiều đêm), tuồng đồ (tích trò bịa ra, không rút từ sử sách).

Diễn viên tuồng Việt Nam, màu sắc trên mặt ít hơn nhưng hoá trang tập trung vào đôi mắt. Tính cách mỗi nhân vật được thể hiện cái “thần” qua đôi mắt.

Trong kho tàng tuồng Việt Nam từ xưa đến nay, ước tính cổ khoảng 500 vở tuồng, nhưng văn bản thất lạc phần lớn. Có thể kể những vở tuồng tiêu biểu: Sơn Hậu, Tâm Nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình, Vạn Bản trình tường, Quần Phương hiển thuỵ, Hộ sinh đàn, Mã Phụng Cầm, Kim Thạch kì duyên, Trưng nữ vương… và những vở tuồng đồ: Nghêu – Sò – ốc – Hến, Trần Bồ, Trương Ngáo. .. (có người còn gọi là tuồng hài).

Tuồng đã trở thành vốn quý của sân khấu truyền thống không những người trong nước trân trọng mà cả những người nước ngoài cũng đánh giá cao. Nhà cách mạng nổi tiếng Cu Ba Hôxêmacti (1853-1895) cũng từng ca ngợi nghệ thuật tuồng Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu sân khấu phương Tây đã nhất trí công nhận nghệ thuật tuồng đặc sắc, đúng là bảo vật văn hoá của phương Đông.

Chúng ta đã kế thừa, bảo lưu và phát triển nghệ thuật tuồng một cách xứng đáng. Bên cạnh những tên tuổi đã đóng góp cho ngành nghệ thuật tuồng trong các lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn như: Tống Phước Phổ, Nguyễn Nho Tý, Nguyễn Lai, Ngô Thị Liễu, Bạch Trà, Võ Sĩ Thừa, Nguyễn Quang Tốn, Năm Đồ, Hoàng Châu Ký, Mịch Quang, Lê Ngọc Cầu, Nguyễn Thị Nhung… đã nảy ra nhiều tài năng mới xứng đáng là người kế tục tin cậy: Mẫn Thu, Đàm Liên, Kim Cúc, Tiến Thọ, Minh Ngọc… Hàng chục nghệ sĩ tuồng được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

Để hiểu rõ về nghệ thuật tuồng, cũng cần biết thêm về trang phục. Có thể nói trang phục cho từng nhân vật trong một vở tuồng là sự thể hiện hoàn chỉnh về tạo dáng, màu sắc, đạt đến độ hoàn chỉnh về mĩ thuật.

3 ( 2 bình chọn )

Cộng Đồng Đánh Giá

https://congdongdanhgia.com
Cộng Đồng Đánh Giá toàn diện các dịch vụ, sản phẩm, địa điểm.. Cam kết trung thực khách quan. Đặt lợi ích người đọc lên trên hết

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài Viết Liên Quan